Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
1. Trình tự, cách thức, thời gian giải quyết thủ tục hành chính
TT |
Trình tự |
Cách thức thực hiện |
Thời gian |
Bước 1 |
Nộp hồ sơ thủ tục hành chính |
Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trung tâm Hành chính công tỉnh Hậu Giang (số 09 đường Điện Biên Phủ, Phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện. |
- Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ; - Chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ của các ngày làm việc. |
Bước 2 |
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ thủ tục hành chính |
Hồ sơ được nộp trực tiếp qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ. a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; b) Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả; đồng thời, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy trình. |
Chuyển ngay hồ sơ trong ngày làm việc hoặc vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp tiếp nhận sau 16 giờ hàng ngày. |
Bước 3 |
Giải quyết thủ tục hành chính |
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. (Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Cơ sở phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu). Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ có Quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa hoặc ủy quyền thẩm định. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. -Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ). - Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương. - Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
|
20 ngày làm việc |
Bước 4 |
Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính |
Cán bô, công chức, viên chức tiếp nhận và trả kết quả nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử thực hiện: - Thông báo cho cá nhân biết trước qua tin nhắn, thư điện tử, điện thoại hoặc qua mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đối với hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trước thời hạn quy định. - Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian, địa điểm ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (xuất trình giấy hẹn trả kết quả). Công chức trả kết quả kiểm tra Giấy tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận vào sổ và trao kết quả. - Trường hợp nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích (nếu có), thì đăng ký theo hướng dẫn của bưu điện. |
- Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ; - Chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ của các ngày làm việc. |
2. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
+ Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (có xác nhận của cơ sở).
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh doanh dịch vụ ăn uống do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (có xác nhận của cơ sở).
b) Sốlượnghồsơ: 01 bộ.
3. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang.
5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
6. Phí và lệ phí:
Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: (theo Biểu phí trong Thông tư số 75/2020/TT-BTC ngày 12/8/2020 của Bộ Tài chính).
- Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
- Đối với cơ sở sản xuất khác được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 2.500.000 đồng/lần/cơ sở.
- Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng /lần/cơ sở
- Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng /lần/cơ sở
(Kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp phí bằng 90% mức thu phí quy định tại Biểu phí trong Thông tư số 75/2020/TT-BTC ngày 12/8/2020 của Bộ Tài chính).
(Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2021, nộp phí bằng 90% mức thu phí quy định tại Biểu phí trong Thông tư số 75/2020/TT-BTC ngày 12/8/2020 của Bộ Tài chính).
(Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021, nộp phí bằng 90% mức thu phí quy định tại Biểu phí trong Thông tư số 75/2020/TT-BTC ngày 12/8/2020 của Bộ Tài chính).
+ Lệ phí: không có
(Theo Thông tư 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư số 117/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư số 75/2020/TT-BTC ngày 12/8/2020 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trirởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021 của Bộ Tài chính Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).
7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)
Mẫu 1: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ).
8. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Không
9. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01/17/2016 quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.
- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thông tư số 117/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thông tư số 75/2020/TT-BTC ngày 12/8/2020 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trirởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
- Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021 của Bộ Tài chính Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
10. Lưu hồ sơ (ISO)
Thành phần hồ sơ lưu |
Bộ phận lưu trữ |
Thời gian lưu |
- Như mục 4.2; - Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. |
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm |
03 năm, sau đó chuyển hồ sơ đến kho lưu trữ của đơn vị |
Các biểu mẫu theo Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. |
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả |
Mẫu 1: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
............, ngày........ tháng........ năm 20....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kính gửi:.........................................................
Họ và tên chủ cơ sở:.........................................................................................
Tên cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận:............................................
Địa chỉ cơ sở sản xuất:......................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Điện thoại:............................................. Fax:...................................................
Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản xuất (loại thực phẩm và dạng sản phẩm...):................................................
...........................................................................................................................
|
CHỦ CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) |